+  
Xem slide ảnh gốc

Bụi lò nấu nhôm

Hệ thống xử lý khói bụi lò nấu nhôm

Giá: Call

Hãng sản xuất: Made By Vietnam

Bảo hành: 12 Tháng

Số lượt xem: 6611

THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Đặc tính dòng khói bụi
-    Khói bụi có nhiệt độ tương đối cao, khoảng 500 - 800oC.
-    Do nấu ở nhiệt độ cao nên thành phần khói bụi còn lẫn 1 phần bụi oxit nhôm (Al2O3).
-    Ngoài ra trong khói bụi còn chứa một phần nhỏ các khí CO, NO2, SO2, và các kim loại như Mg, Pb, Si…, do các phản ứng cháy tạo thành và thành phần nguyên liệu nhôm đầu vào.


2. Ảnh hưởng của bụi nhôm đến con người và môi trường xung quanh
- Công nhân làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi nhôm có nguy cơ nhiễm độc rất cao. Nếu hít phải nồng độ bụi nhôm trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và từ đó dẫn tới các bệnh về đường ruột và hệ hô hấp,… 
- Trong quá trình cô nhôm, cô lon của các lò đã thải ra khói bụi kim loại gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. Ngoài ra, nhiên liệu đốt chính sử dụng trong sản xuất ở làng nghề là than. Quá trình đốt than, nung chảy phế liệu nhôm, vỏ lon phát sinh một lượng lớn các khí thải độc hại như: Khói, bụi, CO, SO2, NO2, hơi xút… là nguyên nhân gây ra các bệnh ở người như mẩn ngứa, ung thư… Lượng khí độc hại xả trực tiếp ra môi trường có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, chóng mặt…

Bảng I.1. Nồng độ các thành phần trong khói bụi phát sinh ở lò nấu

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

1

Tổng bụi

3000

2

Chì và hợp chất, tính theo Pb

36

3

CO

1600

4

Đồng và hợp chất, tính theo Cu

50

5

Kẽm và hợp chất, tính theo Zn

48

6

H2S

5

7

SO2

3000

8

NOx

2200

9

Bụi silic

102

10

HF

65

11

HCl và các hợp chất Clo

220

II. Biện pháp xử lý

+ Lọc túi vải chịu nhiệt và ăn mòn

–  Để xử lý khói bụi trong lò nấu sắt có các phương pháp như:

+ Tháp hấp thụ dòng khí bụi bằng dung dịch hấp thụ

+ Tháp đệm

+ Cyclon ướt

Tuy nhiên, phương án tháp lọc túi vải tích hợp khử mùi bằng tháp sủi bọt được lựa chọn vì những ưu điểm sau:

+ Hoàn toàn thu được lượng Oxit quá nhiệt bị cháy bốc hơi ( Đây là thành phần chinh độc hại gây ra mùi )

+ Thiết bị thu hồi bụi dạng khô có thể tái sự dụng và không ảnh hưởng đến môi trường nước.

+ Hiệu suất xử lý cao

+ Vận hành và bảo dưỡng đơn giản

+ Chi phí vận hành thấp

-    Thuyết minh dòng khí thải:     

- Khói bụi sinh ra trong lò nấu nhôm và các công đoạn liên quan sẽ được thu hồi triệt để bằng các chụp hút bụi. Khói bụi được dẫn theo đường ống đến tháp làm sạch đồng thời làm nguội bằng nước. Tại đây phần lớn bụi bị giữ lại và theo dòng nước đi ra ngoài. Khí đi ra khỏi đỉnh tháp được 01 quạt hút vào ống khói trước khi thải ra ngoài môi trường. Khí thoát ra đạt cột B QCVN 19 : 2009/ BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, áp dụng đối với các nhà máy, cơ sở đang hoạt động. 

-    Một số đặc điểm lưu ý khi thiết kế hệ thống: 

+ Thiết kế các van đóng mở tại các vị trí phát sinh khí thải để tối ưu hóa quá trình hút khói và bụi khi rót nhôm nóng chảy cũng như khi cần bảo dưỡng. 
+ Công suất vận hành của hệ thống được điều chỉnh tăng giảm tương ứng với công suất hoạt động của  hệ thống để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành. 
+ Công suất của quạt, kích thước các chụp hút và hệ thống đường ống thu khí phải được tính toán sao cho thu được toàn bộ lượng khí thoát ra
 1. Mô tả tháp xử lý khí thải: BL-TANK 
(Hiệu suất xử lý khí thải đạt 60 - 70%)

Hình 2. Mô hình hóa công nghệ tháp xử lý -

+ Khí thải đi từ đáy lên đỉnh của tháp, nước chứa chất hấp thụ được bơm và phân phối đều lên bề mặt lớp đệm được phân thành hai tầng trong tháp xử lý, hấp thụ các chất độc hại trong khí thải.  

- Giai đoạn 1: Xử lý bằng giàn phun mưa – khí thải được xử lý sơ bộ bởi giàn phun mưa (tầng xử lý thứ nhất). Trong tầng 1 bố trí dàn pép phun chuyên dụng chống tắc phân phối đều lượng nước trong tháp, nước thải được phun với áp suất lớn, đồng thời do cấu tạo của Bép phun chuyên dụng hình thành lớp mù trong toàn bộ không gian bên dưới tháp tăng hiệu quả khối bụi tiếp xúc với chất lỏng. Đa phần lượng bụi được giữ lại tại đây.  

- Giai đoạn 2: Xử lý bằng lớp đệm thứ nhất – khí thải sau giai đoạn 1 đã được tách hầu như toàn bộ lượng bụi đi qua lớp vật liệu đệm thứ nhất có đường kính và chiều cao lớp đệm theo tính toán thiết kế. Tại đây dòng khí thải va chạm với lớp đệm tại bề mặt lớp đệm, tiếp xúc với chất hấp thụ. 

Các quá trình hấp thụ trung hòa được biểu hiện thông qua các quá trình phản ứng sau: 

NaOH + CO2 --> NaCO3 + H2O

2NaOH + SO2 --> Na2SO3 + H2O 

-    Giai đoạn 3: Qúa trình xử lý được tăng cường bằng cách bố trí thêm một lớp đệm với cấu tạo tương tự như lớp đệm thứ nhất. Mục đích tách 2 lớp đệm nồng độ chất hấp phụ được duy trì trên toàn bộ chiều dài lớp đệm. 

-    Giai đoạn 4: lượng khí thải có nhiệt độ cao chứa hơi nước và các phân tử nước nhỏ do quạt hút được tiếp xúc với lớp tách mù bố trí trong đỉnh tháp. Tại đây hơi nước và nước được giữ lại,   

+ Ở cả 2 giai đoạn, cơ chế xử lý các thành phần ô nhiễm trong khí thải như sau: 

-    Bụi và các thành phần kim loại nặng, hơi kim loại, CO, … sẽ được hấp thụ bởi hóa chất hấp thụ, cuốn theo dòng nước thải ra khỏi tháp hấp thụ vào bể lắng Lamen. 

-    Hơi HF tác dụng với thành phần ion M2+ có trong hóa chất hấp thụ theo phản ứng: M2+ + HF = MF2 + H+ Thành phần MF2 kết tủa, cuốn theo dòng nước thải đi vào bể lắng Lamen và lắng xuống đáy bể lắng. 

+ Khí thải đã xử lý đi lên đỉnh tháp, thoát ra ngoài qua ống khói bởi 1 quạt hút khí. Khí sau xử lý đạt cột B QCVN 19:2009/BTNMT về tiêu chuẩn khí thải công nghiệp áp dụng cho bụi và các chất vô cơ, áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động. 

2. Xử lý triệt để khói mùi khí thải bằng công nghệ lọc tĩnh điện 
(Hiệu suất xử lý đạt 95 - 98%)
- So với phương pháp xử lý khí thải nhà máy truyền thống, máy lọc tĩnh điện có nhiều ưu điểm hơn, có thể kết hợp với các công nghệ lọc bụi khác như lọc bụi theo kiểu ướt (phun sương để làm ướt các hạt bụi và giữ lại chúng, tiêu diệt một phần khí độc), than hoạt tính (loại phân tử gây mùi, vi khuẩn, virus, …) để nâng cao hiệu quả lọc khí. 
- Hệ thống lọc tĩnh điện có thể sản sinh ra điện trường, tích điện cho các hạt bụi, … tồn tại trong luồng khí đó, biến chúng thành các ion mang điện tích âm (-) hoặc (+) và bị các điện cực trái dấu của phin lọc hút về và không thể đi ra ngoài. Như vậy, thiết bị lọc tĩnh điện có thể xử lý được hạt bụi lớn, nhỏ, các phân tử gây mùi, … hiệu quả đến 99%, mang đến một luồng khí trong lành, giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

 
 

Sản phẩm cùng loại

Bụi luyện kim

Liên hệ

Bụi kim loại

Liên hệ

0888139111

chung.vuvan.7

Facebook: chung.vuvan.7

Zalo: 0888139111